- Nguyên liệu
– Gạo nếp
– Lạp xưởng
– Tôm khô
– Gia vị (muối, xì dầu, đường,…)
– Hành lá
– Ruốc thịt (thịt chà bông).
– Tỏi, nấm hương
- chọn mua nguyên liệu
Gạo nếp nên chọn mua hạt gạo có kích thước to, đều hạt. Vẻ ngoài của gạo nếp phải căng bóng, gạo không bị gãy, mủn, có màu vàng và hạt gạo có mùi thơm đặc trưng thì xôi bạn nấu sẽ dẻo ngon.
Lạp xưởng nên chọn mua loại có màu đỏ hồng, thơm mùi rượu, mỡ trắng, hạt tiêu lẫn đều vào thịt, vỏ ngoài khô ráo, không có chất dính bám bên ngoài. Vỏ và nhân thịt bên trong gắn chặt nhau, khi bóp thử lạp xưởng tươi rất mềm mịn và có khả năng đàn hồi.
- Sơ chế nguyên liệu
– Gạo nếp rửa nhiều lần qua nước cho thật sạch, ngâm gạo nếp qua đêm, khi ngâm hòa tan một thìa nhỏ muối vào nước lạnh.
– Lạp xưởng bạn thái lát mỏng vừa ăn
– Hành lá, tỏi sau khi bỏ rễ, rửa sạch thì thái nhỏ còn tỏi thì bạn mang đi băm.
– Tôm khô, nấm hương rửa sạch, ngâm vào nước lanh cho đến khi nở ra, sau đó đổ tôm ra rổ cho ráo nước còn nấm hương thái lát thành từng sợi dài.
- Chế biến
– Nếp sau khi đã nở, bạn cho vào khoảng một ít nước tương và trộn đều. Nếu không có nồi hấp bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để nấu cho dễ. Tiếp đến, cho nước vào xâm xấp mặt nếp rồi cho vào nồi cơm điện và bật nút nấu.
– Trong lúc chờ xôi chín, bạn bắt chảo dầu lên bếp, chảo nóng bạn cho khoảng tỏi băm vào và phi vàng cho đến khi ngậy mùi thơm. Tiếp đến, bạn cho lạp xưởng đã thái mỏng vào và xào đều tay để tránh lạp xưởng bị cháy.
– Sau đó, bạn tiếp tục cho tôm khô và nấm hương, hành lá vào xào chung đến khi hỗn hợp nhân chín, vàng, thơm thì tắt bếp.
– Để ý khi nồi cơm chuyển qua chế độ hâm, bạn để thêm 15 phút rồi cho phần nguyên liệu đã xào vào. Sau đó, xới đều xôi lên, bạn bật nút nấu lại lần 2 và chờ 15 phút khi nồi đã bật chín.
- Thưởng thức
Sau khi xôi chín sẽ có mùi thơm của lạp xưởng, sự béo bùi của xôi, ăn khi còn nóng là ngon nhất. Món ăn này rất được nhiều người ưa chuộn và dùng trong dịp giỗ hay ngày tết.